Biểu tình tại Hồng Kông 2014
Biểu tình tại Hồng Kông 2014

Biểu tình tại Hồng Kông 2014

Phong trào ô dùBiểu tình tại Hồng Kông 2014, còn được gọi là “Cách mạng ô dù” hay “Phong trào ô dù”,[12] bao gồm những cuộc biểu tình, phản biểu tình và những hành động như trưng cầu dân ý trên mạng đòi hỏi quyền dân chủ thực thụ, cụ thể là được quyền đề cử Đặc khu trưởng mà không phải thông qua quyết định của ủy ban bầu cử. Cao điểm bắt đầu từ tối thứ sáu ngày 26 tháng 9, sau khi sinh viên bãi học cả tuần, hàng ngàn người đã xuống đường tại khu vực trung tâm kinh tế, tài chính, nơi đóng văn phòng chính quyền ở Hồng Kông. Sau đó, biểu tình lan qua khu mua sắm Vịnh Đồng La (Causeway Bay) và cả ở khu vực Vượng Giác (Mong Kok) ở lục địa, làm cho phần lớn việc lưu thông trong thành phố bị tê liệt. Trên 200 tuyến xe buýt bị ảnh hưởng, một số trạm xe điện ngầm phải đóng cửa. Nhiều ngân hàng kêu gọi nhân viên làm việc ở nhà, một số trường học cũng đóng cửa. Cảnh sát đã phải dùng gậy gộc, lựu đạn cay và bình xịt hơi cay để giải tán đám đông. Cho tới sáng sớm ngày 29 tháng 9, 78 người đã bị bắt giam và 38 người bị thương.[13][14]

Biểu tình tại Hồng Kông 2014

Bắt giữ 955[11]
75 bị bắt giữ lại
Hình thức Chiếm đóng, biểu tình ngồi, bất tuân dân sự, phản đối đường phố di động, hoạt động internet, tuyệt thực, tin tặc
Bị thương 470+ (tính đến 29 tháng 11)[10]
Nguyên nhân Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về cải cách bầu cử liên quan đến bầu cử Đặc khu trưởng Hồng Kông và Hội đồng Lập pháp trong tương lai
Kết quả
  • Không có thay đổi nào đối với quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc về cải cách bầu cử Hồng Kông năm 2014 và từ chối cải cách của Hội đồng Lập pháp (kết quả từ chối lớn từ 8 đến 28 là do lỗi của phe kiến chế)[5]
  • Suffragists phát động các cuộc biểu tình trên đường phố di động ở nhiều khu vực khác nhau sau các hoạt động giải phóng mặt bằng
  • Chủ nghĩa địa phương và phong trào độc lập tăng lên
  • Chính phủ Hồng Kông và Bắc Kinh tăng cường kiểm soát các cơ quan truyền thông và giáo dục
Nhượng bộđưa ra Chính phủ Hồng Kông hứa sẽ đệ trình một báo cáo mới cho chính quyền Trung ương Trung Quốc,[6] nhưng nội dung của báo cáo khi hoàn thành đã làm dấy lên sự phẫn nộ công khai một lần nữa.
Địa điểm
 Hồng Kông:
  • Kim Chung (Admiralty)(26 tháng 9 năm 2014 – 11 tháng 12 năm 2014)
  • Vịnh Đồng La (Causeway Bay) (28 tháng 9 năm 2014 – 15 tháng 12 năm 2014)
  • Vượng Giác (28 tháng 9 năm 2014 – 25 tháng 11 năm 2014)
  • Tiêm Sa Chủy (1 tháng 10 năm 2014 – 3 tháng 10 năm 2014)
Ngày 26 tháng 9 năm 2014 – 15 tháng 12 năm 2014 (2 tháng, 2 tuần và 5 ngày)
Mục tiêu
  • Quyền bầu cử phổ thông thật sự[1][2][3][4]
  • Rút lại quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa liên quan đến cải cách bầu cử
  • Bãi bỏ các cử tri chức năng của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông
  • Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình tại Hồng Kông 2014 http://orf.at/stories/2247831/2247830/ http://www.bbc.com/news/world-asia-29420274 http://www.bbc.com/news/world-asia-china-29423147 http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://edition.cnn.com/2014/09/30/world/asia/objec... http://www.cnn.com/2014/10/07/world/asia/hong-kong... http://www.foreignpolicy.com/articles/2014/09/30/p... http://www.globalpost.com/dispatch/news/kyodo-news... http://www.handelsblatt.com/politik/international/... http://hk.apple.nextmedia.com/news/first/20141007/...